Tôi đi bộ đội tham gia chiến tranh biên giới phía bắc (đóng quân ở huyện Bát Xát, tỉnh Hoàng Liên Sơn) từ tháng 4.1979 đến tháng 8.1981 phục viên về địa phương tham gia sản xuất (tham gia quân đội được 3 năm).

Sau đó, năm 1995 tôi vào làm công nhân ở một doanh nghiệp nhà nước và tham gia BHXH bắt buộc đến nay được 17 năm. Tôi xin hỏi thời gian tham gia quân đội (3 năm) của tôi có được tính cộng vào thời gian tham gia BHXH không?

 

Trả Lời :

Theo quy định tại khoản 5, Điều 3 Luật BHXH thì: Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.

Tuy nhiên, tại khoản 18, điều 1 thông tư 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30.12.2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30.1.2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22.12.2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì: Việc tính thời gian công tác trước ngày 1.1.1995 để hưởng BHXH được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 1.1.1995 để hưởng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân.

Hướng dẫn nêu trên đã được quy định tại điểm a, điều 10 mục II thông tư 13/NV ngày 4.9.1972 của Bộ Nội vụ thì quân nhân nghĩa vụ khi hết thời hạn được chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp nhà nước hoặc đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp đều được cộng cả thời gian làm nghĩa vụ quân sự với thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp để tính là thời gian công tác liên tục.

Như vậy, căn cứ các quy định pháp luật đã nêu thì thời gian bạn đọc Nguyễn Khải tham gia trong quân đội 3 năm được xem là thời gian được tính để hưởng BHXH.

Văn phòng luật sư

» Trình tự giải quyết Ly hôn

» Tư vấn luật đất đai

» Vụ án Hình sự

Công ty luật

» Soạn thảo Hợp Đồng dân sự

» Khởi Kiện Dân Sự - Hôn nhân

Đại diện pháp luật

» Luật sư riêng

» Đại diện ủy quyền

» Soạn thảo hợp đồng, đơn từ