Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ

  

 
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào?
 Điều 281 Bộ luật Hình sự quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ như sau: 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, người có chức vụ, quyền hạn đã sử dụng quyền hạn của mình để làm trái với chức năng, nhiệm vụ công tác được giao. Ví dụ, cán bộ thuế cố tình thu thuế cao hơn mức quy định, cán bộ chức năng cố tình không đăng ký kinh doanh cho người có đủ điều kiện kinh doanh, nhân viên hải quan không kiểm tra hành lý của người quen qua cửa khẩu... Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan, tổ chức đồng thời xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hậu quả của tội phạm này có thể là thiệt hại về vật chất như làm mất, hư hỏng, hao hụt tài sản hoặc làm thất thu ngân sách Nhà nước; cũng có thể là thiệt hại về tinh thần như gây ảnh hưởng xấu về chính trị, làm giảm uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân.... Đối với tội phạm này, người phạm tội chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn, tức là có những quyền hạn nhất định và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để làm trái với chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc thực hiện hành vi phạm tội của người có chức vụ, quyền hạn phải liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà người phạm tội được cơ quan, tổ chức giao. Liên quan trực tiếp là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình (trong phạm vi thẩm quyền công tác) để phạm tội. Liên quan gián tiếp là người phạm tội lợi dụng địa vị, uy tín, mối quan hệ trong công tác, khả năng, điều kiện để thúc đẩy người khác có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép (ngoài phạm vi thẩm quyền công tác). Người có chức vụ, quyền hạn có thể là một trong những người sau đây: người đại diện chính quyền, có quyền ra những quyết định có tính chất bắt buộc đối với người khác hoặc có quyền áp dụng một số biện pháp cưỡng chế như người đại diện ủy ban nhân dân các cấp, đại diện cơ quan công an, thanh tra, hải quan, dân quân, dân phòng... hoặc bất kỳ người nào được giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh ở địa phương; người thực hiện chức năng tổ chức, quản lý đối với người khác như người giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện; người có chức năng quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, bảo vệ tài sản như kế toán trưởng, thủ quỹ, thủ kho, người quản lý vật tư, nhân viên bán hàng...

 

Xem tiếp ››

Văn phòng luật sư

» Trình tự giải quyết Ly hôn

» Tư vấn luật đất đai

» Vụ án Hình sự

Công ty luật

» Soạn thảo Hợp Đồng dân sự

» Khởi Kiện Dân Sự - Hôn nhân

Đại diện pháp luật

» Luật sư riêng

» Đại diện ủy quyền

» Soạn thảo hợp đồng, đơn từ