Trong thực tiễn, việc sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn khá phổ biến. Khi sống chung, giữa hai người có thể có tài sản chung, nợ chung và con chung. Trong ba vấn đề trên, Tòa án chỉ thụ lý yêu cầu của một bên về việc xác nhận người kia là cha/mẹ của đứa trẻ và yêu cầu người đó phải cấp dưỡng mà không giải quyết các vấn đề về tài sản và nợ.
Lý do vì pháp luật không công nhận họ không phải là vợ chồng hợp pháp nên không giải quyết về tài sản chung và nợ chung theo chế độ tài sản và nợ của vợ chồng. Tuy nhiên, họ vẫn là cha mẹ của đứa trẻ nên tòa vẫn giải quyết các về vấn đề con chung vì lợi ích của đứa trẻ.
Giả sử A sống với B không đăng ký kết hôn, sinh ra con chung là C. A kết hôn với người khác, B trực tiếp nuôi C. B khởi kiện A tại tòa án có thẩm quyền. Những trường hợp có thể xảy ra và cách xử lý như sau:
1. Nếu Giấy khai sinh của C có ghi tên A là cha/mẹ thì trong đơn khởi kiện B chỉ cần yêu cầu A phải cấp dưỡng, sử dụng chứng cứ là giấy khai sinh của C. A sẽ phải cấp dưỡng vì cha mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái chưa thành niên, đã thành niên và chưa có tài sản riêng để tự nuôi bản thân (Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
2. Nếu Giấy khai sinh của C chỉ có tên B là cha/mẹ, A không thường nhận C là con. Lúc này trong đơn khởi kiện của B phải có hai yêu cầu là: Công nhận A là cha/mẹ cho C và yêu cầu A phải cấp dưỡng cho C.
Mức cấp dưỡng tùy thuộc vào nhu cầu của đứa trẻ và thu nhập của A. B có thể yêu cầu A phải trả khoản tiền cấp dưỡng cho khoảng thời gian B không thừa nhận C là con, tuy nhiên, A phải chứng minh số tiền A yêu cầu có cơ sở.
Tòa án có thể không chấp nhận yêu cầu này khi họ lập luận rằng: Cấp dưỡng là chu cấp một khoản tiền để đảm bảo cuộc sống hiện tại và tương lai của đứa trẻ. Khoảng thời gian B không thừa nhận C là con là sự việc trong quá khứ nên không thể xem đây là việc cấp dưỡng. Mặt khác, khoảng thời gian này B không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng vì chưa xác định C là con.