Khiếu nại - Tố cáo

Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân." Khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân, 

  

DỊCH VỤ PHÁP LÝ 
Tư vấn vụ việc liên quan đến khiếu nại, tố cáo
Soạn thảo đơn khiếu nại, tố cáo
Đại diện cá nhân, tổ chức trong việc ủy quyền
1. Khái niệm
a. Khiếu nại
Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại quy đinh: "việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình".
b. Tố cáo
Cùng với khiếu nại, quyền tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, LuậtTố cáo và nhiều văn bản pháp luật khác. Khái niệm tố cáo có thể được hiểu dưới nhiều giác độ khác nhau, dưới góc độ pháp lý, theo Điều 2 của Luật Tố cáo thì tố cáo được quy định: "là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức". Theo đó, tố cáo được chia làm 02 loại: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
c. Giải quyết khiếu nại
Khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy định: “giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. Căn cứ vào các quy đinh của Luật khiếu nại, tố cáo và đặc trưng của của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, TS Trần Văn Sơn đã đưa ra khái niệm giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước “là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp, tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội.”
d. Giải quyết tố cáo
Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo. Khác với khiếu nại, các bước giải quyết tố cáo chỉ được Luật khiếu nại, tố cáo quy định mang tính chất nguyên tắc. Theo quan điểm của những người nghiên cứu, giải quyết tố cáo cũng bao gồm 3 bước giống như các bước giải quyết khiếu nại (chuẩn bị giải quyết; thẩm tra, xác minh; ra báo cáo cáo xác minh, kết luận, kiến nghị việc xử lý và hoàn chỉnh hồ sơ)
e. Pháp chế
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.” Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Pháp chế cần được đề cao thành nguyên tắc tổ chức và hoat động của bộ máy nhà nước. Nó đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; mọi công chức nhà nước phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm minh. Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế là cơ sở đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, đồng bô, phát huy đầy đủ hiệu lực của mình và bảo đảm công bằng xã hội.
f. Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
Bảo đảm pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện tổ chức pháp lí do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
            Căn cứ vào nội dung và tính chất của các biện tổ chức – pháp lí, chúng ta có thể phân biệt các biện pháp bảo đảm pháp chế cơ bản gồm hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước, hoạt động kiểm tra của các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động xét xử của tòa án, hoạt động kiểm tra, giám sát của tổ chức xã hội và công dân. Những biện pháp này khi xét về tính chất có khác nhau nhưng nội dung của chúng đều thể hiện quyền lực của nhân dân lao động với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Đặc điểm
a. Đặc điểm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Thứ nhất, mục đích của khiếu nại là bảo vệ và khôi phục lại quyền và lợi ích của người bị khiếu nại đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xâm hại.
Thứ hai, về chủ thể khiếu nại, Khoản 1 Điều 1 và Điều 101 Luật khiếu nại thì chủ thể có quyền khiếu nại bao gồm: công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức; cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Thứ ba, đối tượng của khiếu nại hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước.
Thứ tư, khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b. Đặc điểm của tố cáo và giải quyết tố cáo
Thứ nhất, mục đích của tố cáo không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và của tập thể, của cá nhân khác và nhằm trừng trị kịp thời, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân.
Thứ hai, chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo như quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo chỉ có thể là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, là cả công dân, cơ quan tổ chức đều có quyền khiếu nại, nhưng thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân, quy định này nhằm cá thể hoá trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố tình tố cáo sai sự thật thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Thứ tư, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Khác với khiếu nại, người khiếu nại phải thực hiện quyền khiếu nại với đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình thì đối với tố cáo, người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan nhà nước. Nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan đó có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo.

Văn phòng luật sư

» Trình tự giải quyết Ly hôn

» Tư vấn luật đất đai

» Vụ án Hình sự

Công ty luật

» Soạn thảo Hợp Đồng dân sự

» Khởi Kiện Dân Sự - Hôn nhân

Đại diện pháp luật

» Luật sư riêng

» Đại diện ủy quyền

» Soạn thảo hợp đồng, đơn từ