Đồng phạm, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm được quy định cụ thể tại Điều 20, điều 21 và điều 22 Bộ luật hình sự 1999, cụ thể như sau:

 

Đồng phạm 
 
+   Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
 
+   Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
 
-    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
 
-    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
 
-    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
 
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
 
+   Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
 
Che giấu tội phạm
 
Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật hình sự 1999 quy định.
 
Không tố giác tội phạm
 
+   Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật hình sự 1999.
 
+   Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật hình sự 1999.
 

 

Văn phòng luật sư

» Trình tự giải quyết Ly hôn

» Tư vấn luật đất đai

» Vụ án Hình sự

Công ty luật

» Soạn thảo Hợp Đồng dân sự

» Khởi Kiện Dân Sự - Hôn nhân

Đại diện pháp luật

» Luật sư riêng

» Đại diện ủy quyền

» Soạn thảo hợp đồng, đơn từ