Không có thuật ngữ "truy nã địa phương" hay “truy nã toàn quốc”, bởi bất kỳ ai, ở nơi nào cũng có quyền bắt người truy nã. Vì vậy hiệu lực về lãnh thổ của lệnh truy nã được ngầm hiểu là toàn quốc.

 

 Theo quy định của pháp luật, truy nã là việc cơ quan điều tra ra một quyết định truy tìm tung tích, bắt giam trở lại đối với người vi phạm pháp luật hình sự, khi có dấu hiệu bỏ trốn khỏi nơi cư trú, hoặc nơi thi hành án, đến một địa bàn khác, với các thủ đoạn khác nhau như thay đổi tên gọi, thay đổi hình dáng, thông tin cá nhân… để trốn tránh pháp luật.

Theo khoản 3 điều 49, khoản 3 điều 50, khoản 4 điều 260 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, trong trường hợp bị can, bị cáo là người đang được tại ngoại mà có hành vi bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc không biết rõ bị đang ở đâu; người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, chung thân hoặc tử hình có hành vi bỏ trốn khỏi trại giam thì cơ quan điều tra sẽ quyết định truy nã.
Cơ quan điều tra, người đứng đầu cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án có thẩm quyền ra quyết định truy nã bị can, bị cáo và có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong quá trình truy nã tội phạm.
Trong Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự cũng như các văn bản liên quan không có thuật ngữ "truy nã địa phương" hay “truy nã toàn quốc”, bởi bất kỳ ai, ở địa phương nào cũng có quyền bắt người truy nã, vì vậy hiệu lực về lãnh thổ của lệnh truy nã được ngầm hiểu là toàn quốc. Việc truy nã quốc tế cũng không có quy định cụ thể, bởi tính khả thi của việc thực thi luật pháp Việt Nam ngoài phạm vi lãnh thổ.
Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt, giữ tội phạm. Đối với việc bắt giữ người đang có quyết định truy nã: Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến Cơ quan Công an, VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền (điều 82, Bộ luật Tố tụng hình sự).
Công dân Việt Nam, phạm tội tại Việt Nam, thông thường sẽ áp dụng phạm vi truy nã trên toàn quốc, trong trường hợp có căn cứ hoặc bị nghi ngờ có dấu hiệu bỏ trốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Cơ quan điều tra cùng với các cơ quan có thẩm quyền, phối kết hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) hoặc các quốc gia mà Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp để thực hiện việc bắt và dẫn độ người phạm tội về nước để xét xử.
Điều 32, Luật tương trợ tư pháp 2007 nêu rõ, dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó trên cơ sở yêu cầu của nước có người bị dẫn độ.
Tuy nhiên, các bước để thực hiện chuyển giao người phạm tội giữa quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu được tiến hành theo trình tự và nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hiệp định dẫn độ, hiệp ước tương trợ tư pháp về hình sự được ký kết song phương hay đa phương, hoặc giữa các quốc gia là thành viên của tổ chức Interpol. Đối với trường hợp người bị dẫn độ mang quốc tịch của một quốc gia chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp, việc thực hiện các thủ tục dẫn độ được tiến hành trên cơ sở tôn trọng luật pháp của quốc gia nơi người bị dẫn độ đang sinh sống, thông qua Ủy thác tư pháp.
Như vậy, trường hợp của em trai bạn đã bị khởi tố về hình sự, nay chỉ biết em bạn đã ra nước ngoài mà không ai biết cụ thể địa chỉ, Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định để phối hợp truy nã mang tính chất quốc tế đối với em trai bạn. Vì vậy, khi có thông tin, gia đình nên khuyên em bạn ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

 

Văn phòng luật sư

» Trình tự giải quyết Ly hôn

» Tư vấn luật đất đai

» Vụ án Hình sự

Công ty luật

» Soạn thảo Hợp Đồng dân sự

» Khởi Kiện Dân Sự - Hôn nhân

Đại diện pháp luật

» Luật sư riêng

» Đại diện ủy quyền

» Soạn thảo hợp đồng, đơn từ