Luật sư tham gia bào chữa từ khi nào?

Hỏi: Em trai tôi mới bị khởi tố về tội cướp tài sản. Xin cho biết tôi có thể mời luật sư bào chữa cho em trai tôi ngay thời điểm này được không? Nếu không được thì phải đợi tới thời điểm nào? Luật sư có những quyền gì khi tham gia bào chữa cho người phạm tội? (Lưu Thị Hương, Lục Nam, Bắc Giang).
Trả lời:
 
I. Giai đoạn tố tụng mà luật sư có thể tham gia
 
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) thì người bào chữa có thể là:
 
1.  Luật sư;
 
2.  Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
 
3.  Bào chữa viên nhân dân.
 
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 58 BLTTHS có quy định: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
 
Căn cứ những quy định trên, luật sư có thể tham gia tố tụng để bào chữa cho em bạn khi em bạn hoặc gia đình bạn có giấy mời luật sư sau đó Luật sư sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của BLTTHS và những văn bản có liên quan.
 
II. Quyền hạn của Luật sư (người bào chữa)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì Luật sư (người bào chữa) có quyền:
 
1.  Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
 
2.  Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
 
3.  Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
 
4.  Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liênquan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
 
5.  Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
 
6.  Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
 
7.  Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
 
8.  Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
 
9.  Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
 
10. Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Xem tiếp ››

Văn phòng luật sư

» Trình tự giải quyết Ly hôn

» Tư vấn luật đất đai

» Vụ án Hình sự

Công ty luật

» Soạn thảo Hợp Đồng dân sự

» Khởi Kiện Dân Sự - Hôn nhân

Đại diện pháp luật

» Luật sư riêng

» Đại diện ủy quyền

» Soạn thảo hợp đồng, đơn từ