Luật sư đại diện cho cá nhân, hộ gia đình :
- Luật sư tham gia với vai trò trung gian giúp các bên hòa giải, giải quyết mâu thuẫn trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và giữ bí mật thông tin;
- Luật sư đại diện khách hàng thực hiện công việc theo ủy quyền trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự;
- Luật sư đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Luật sư đại diện pháp lý ngoài tố tụng bao gồm: Đại diện thường xuyên, đại diện theo vụ việc;
- Luật sư thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
Luật sư đại diện cho doanh nghiệp
- Thay mặt Quý khách hàng thực hiện công việc theo ủy quyền trong việc đàm phán và thực hiện các giao dịch dân sự với đối tác;
- Thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước; Đàm phán và thực hiện các giao dịch dân sự với đối tác;
- Luật sư đại diện trong việc đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng;
- Luật sư Đại diện pháp lý ngoài tố tụng bao gồm: Đại diện thường xuyên, đại diện theo vụ việc;
- Luật sư Đại diện pháp lý thương lượng, hoà giải, giải quyết tranh chấp nội bộ liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của Doanh nghiệp;
- Luật sư Đại diện thực hiện bảo vệ quyền lợi Doanh nghiệp, tham gia tố tụng tại Toà án hoặc Trọng tài;
- Luật sư Đại diện thực hiện hỗ trợ thi hành quyết định của Toà án, phán quyết Trọng tài cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Luật sư Đại diện Pháp lý dàn xếp, thương lượng, hoà giải, giải quyết tranh chấp trong và ngoài tố tụng cho cá nhân, tổ chức, Doanh nghiệp trong các quan hệ pháp luật Hình sự. Dân sự;
- Tham vấn các yêu cầu hệ thống Pháp chế Doanh nghiệp.
Việc tham gia của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
Pháp luật tố tụng dân sự (từ Điều 73 đến Điều 78 BLTTDS) phân chia người đại diện ra làm 2 loại là người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Việc tham gia tố tụng của người đại diện của đương sự nói chung và người đại diện theo ủy quyền nói riêng trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết các vụ án dân sự, đặc biệt trong trường hợp đương sự không tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình.
- Theo Bộ luật Dân sự (BLDS) “Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản” (Điều 151). Người đại diện theo ủy quyền là “Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể ủy quyền cho người khác phù hợp với quy định của Bộ luật này nhân danh mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” (Điều 152). Điều 150 khoản 2 làm rõ hơn khái niệm hạn chế đối với người đại diện theo ủy quyền “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được làm người đại diện theo ủy quyền công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên ủy quyền phải trả thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền.”. Như vậy, khi hai bên (bên ủy quyền và bên được ủy quyền) thiết lập một quan hệ ủy quyền đồng thời thiết lập một quan hệ hợp đồng với tính chất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện
Vì vậy, xét về mặt bản chất pháp lý, quan hệ ủy quyền luôn tồn tại 2 quan hệ:
+ Quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Trong quan hệ này người được uỷ quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền. Người được ủy quyền phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình mà không được ủy quyền lại cho người khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
+ Quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với bên thứ ba của giao dịch.
- Người đại diện theo ủy quyền được hiểu là người thay mặt đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự ủy quyền của đương sự. Trong thực tiễn, rất nhiều trường hợp đương sự thường không có kinh nghiệm tham gia tố tụng và thiếu sự hiểu biết pháp luật đầy đủ, vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho đương sự BLTTDS quy định đương sự có thể ủy quyền cho Luật sư hoặc người khác (trừ những trường hợp không được làm người đại diện theo quy định tại Điều 75 BLTTDS) đại diện tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong mọi việc, ngoại trừ đối với việc ly hôn vì liên quan đến quan hệ tình cảm giữa các đương sự (Điều 73 BLTTDS).
- Khi các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể hoàn toàn bình đẳng về địa vị pháp lý, có quyền tự định đoạt. Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa họ thì họ có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu giải quyết các tranh chấp dân sự. Quyền hợp pháp này được ghi nhận tại Điều 161 BLTTDS: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị các chủ thể khác xâm phạm hoặc có thể ủy quyền cho người đại diện khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Quy định này cũng phù hợp với quy định của BLDS về hợp đồng ủy quyền. Về nguyên tắc, việc ủy quyền của đương sự cho người đại diện phải được lập thành văn bản (Điều 586 BLDS), trong đó phải nêu rõ phạm vi ủy quyền.
- Hình thức ủy quyền là căn cứ pháp lý để xác định phạm vi ủy quyền, nghĩa vụ của người được ủy quyền, đồng thời xác định trách nhiệm dân sự của người ủy quyền hoặc người được ủy quyền khi tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự. Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Người đại diện theo ủy quyền được thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi ủy quyền (Điều 74 BLTTDS).