Khi còn sống mẹ tôi tự tay viết di chúc cho tôi nhà đất nhưng không có người làm chứng. Nay mẹ tôi mất, vậy di chúc viết tay của mẹ tôi có hiệu lực pháp luật không?

 

Trả Lời:         

 
1. Vấn đề thứ nhất: Di chúc viết tay có hiệu lực pháp luật không?

 

Theo quy định tại Điều 652 Bộ Luật dân sự 2005, di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật; 
 
Đồng thời tại Điều 655 BLDS 2005 quy định Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì: Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào văn bản di chúc nếu di chúc của mẹ bạn đảm bảo các vấn đề trên thì có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
2. Vấn đề thứ hai: Có thể khai nhận thừa kế tại cơ quan công chứng di chúc viết tay được không?
Về mặt lý luận thì di chúc của mẹ bạn có thể có hiệu lực theo pháp luật, tuy nhiên trên thực tế để cơ quan có thể khai nhận thừa kế theo nội dung viết tay của mẹ bạn hay không thì lại gặp trở ngại. Vì, cơ quan không thể biết và thẩm định được di chúc đó có phải do mẹ bạn tự lập và ký vào di chúc hay không nên không có cơ sở để đánh giá Di chúc đó là hợp pháp hay không nên không thực hiện được thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc viết tay như trên. Do đó, trong trường hợp này bạn có thể lựa chọn việc khai nhận  (những người được thừa kế khác theo pháp luật từ chối hoặc tặng cho lại phần mà họ được hưởng để đạt kết quả cuối cùng là bạn được nhận toàn bộ tài sản theo đúng ý nguyện của mẹ bạn hoặc nếu trường hợp không thống nhất được việc khai nhận thừa kế thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo di chúc và Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền công nhận di chúc đó là hợp pháp hay không.

 

Văn phòng luật sư

» Trình tự giải quyết Ly hôn

» Tư vấn luật đất đai

» Vụ án Hình sự

Công ty luật

» Soạn thảo Hợp Đồng dân sự

» Khởi Kiện Dân Sự - Hôn nhân

Đại diện pháp luật

» Luật sư riêng

» Đại diện ủy quyền

» Soạn thảo hợp đồng, đơn từ