Quyền được bào chữa

 Đất nước ta đang đổi mới một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mở rộng dân chủ, tăng cường pháp chế, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. 

Thực hiện cải cách tư pháp, trong đó bảo đảm quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự là một trong những điểm tích cực được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003. Có thể nói đây là một trong những quyền cơ bản, quan trọng của của công dân khi tham gia tố tụng với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Quyền được bào chữa là tổng thể các quyền mà pháp luật quy định cho phép người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được sử dụng khi trình bày quan điểm của mình đối với việc buộc tội, đưa ra những chứng cứ cần thiết, đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình theo quy định của pháp luật.Quyền được bào chữa không những đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị xâm hại mà còn giúp cho việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng được nhanh chóng, dễ dàng, góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án, duy trì công bằng xã hội và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc bào chữa trong tố tụng hình sự không những thể hiện tính dân chủ mà còn thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, thực tiễn tố tụng hình sự cho thấy việc đảm bảo quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa được thực hiện một cách đầy đủ, nhiều cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng vẫn còn xem nhẹ nguyên tắc này. Tình trạng bắt, giam giữ, xét xử oan sai vẫn còn tồn tại trong thực tế. 

BLTTHS có những quy định về quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo  cụ thể như sau:

Điều 11. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.

Điều 48.Người bị tạm giữ

2. Người bị tạm giữ có quyền:

d) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

Điều 49.Bị can

2. Bị can có quyền:

e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

Điều 50.Bị cáo

2. Bị cáo có quyền:

e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

Điều 217. Trình tự phát biểu khi tranh luận

2. Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.

 

Điều 218. Đối đáp

Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến.

Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.

Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được kiểm sát viên tranh luận.

Ngoài ra, một số văn bản pháp luật khác cũng có quy định về quyền này, đó là Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, Công văn số 45/C16 - P6 ngày 26/01/2007 của Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ công an.

Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP quy định như sau:

“…

 

II. Về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo

Về quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 56 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Để thi hành đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 của Bộ luật tố tụng hình sự và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, thì sau khi thụ lý vụ án hình sự cần phải kiểm tra xem xét trong các giai đoạn tố tụng trước đó bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ đã có nhờ người bào chữa hay chưa mà thực hiện như sau:

a) Trường hợp trong các giai đoạn tố tụng trước đó, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ chưa nhờ người bào chữa, nay mới nhờ người bào chữa hoặc tuy đã có nhờ người bào chữa, nhưng nay nhờ người bào chữa khác thì cần phải xem xét người được nhờ bào chữa đó có quan hệ thân thích với người nào đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án hay không. Nếu có quan hệ thân thích vối người nào đó đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án thì căn cứ vào điểm a Khoản 2 Điều 56 của Bộ luật tố tụng hình sự từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó. Việc từ chối cấp giấy chứng nhận phải được làm thành văn bản, trong dó cần nêu rõ lý do của việc từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa.

b) Trường hợp trong các giai đoạn tố tụng trước đó, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ đã có nhờ người bào chữa và nay vẫn tiếp tục nhờ người đó bào chữa thì cần phải xem xét người đó có quan hệ thân thích với người nào (Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án) được phân công tiến hành tố tụng trong vụ án hay không. Nếu có quan hệ thân thích với người nào đó được phân công tiến hành tố tụng trong vụ án, thì cần phân công người khác không có quan hệ thân thích với người được nhờ bào chữa thay thế tiến hành tố tụng và cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó.

 

2. Về quy định tại Khoản 1 Điều 57 của Bộ luật tố tụng hình sự

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 của Bộ luật tố tụng hình sự thì người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo được lựa chọn người bào chữa cho bị can, bị cáo. Để thi hành đúng quy định này cần phân biệt như sau:

a) Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì họ và người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền được lựa chọn người bào chữa;

b) Đối với bị can, bị cáo là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, không có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì chỉ có họ mới có quyền lựa chọn người bào chữa; do đó, trong trường hợp người thân thích của họ hoặc người khác lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ, thì cần phân biệt như sau:

b.1) Nếu việc lựa chọn (nhờ) người bào chữa đã có sự đồng ý (hoặc sự ủy quyền) của bị can, bị cáo thì Tòa án xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa;

b.2) Nếu việc lựa chọn (nhờ) người bào chữa chưa có sự đồng ý (hoặc không có sự ủy quyền) của bị can, bị cáo thì Tòa án yêu cầu người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người khác thực hiện việc lựa chọn người bào chữa phải hỏi ý kiến của bị can, bị cáo. Tòa án cũng có thể thông báo cho bị can, bị cáo đang bị tạm giam biết việc người thân thích của họ hoặc người khác đã lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ và hỏi họ có đồng ý hay không. Nếu họ đồng ý thì Tòa án xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để người bào chữa thực hiện việc bào chữa…

Công văn số 45/C16 - P6

“Trong thi gian qua, việc luật sư, người bào chữa cần lấy ý kiến của người btạm giam, tạm giữ theo đơn đềnghbào chữa của thân nhân họ đểxin cấp giấy chứng nhận bào chữa, mỗi địa phươngthực hiện khác nhau: có nơi người bào chữa thông qua điều tra viên, có nơi người bào chữa gửi văn bản đến trại tạm giam nhờ lấy ý kiến ca người btạm giam, tạm giữ. Mặt khác đó xảy ra tình trạng điều tra viên viện cớ đểtrì hoãn cấp giấy chứng nhận hoặc gây khó khăn cho người bào chữa thực thi nhiệm vụ. Đểthực hiện quyền bào chữa của người btạm giữ, bcan... đồng thời tạo điều kiện cho ngườibào chữa thực hiện quyền và trách nhiệm của họ theo Điều 56, 57, 58 ca BLTTHS , Cơ quan cảnh sát điều tra có ý kiến:

1/ Lãnh đạo các đơn v, các cơ quan điều tra, các điều tra viên phải có nhận thức đúng đắn về việc đảm bảo quyền lợi của người btạm giữ, tạm giam theo luật đnh. Việc tạo mọi điều kiện đểluật sư và ngườibào chữa thực hiện quyền và nghĩa vụ ca mình khi có yêu cầu của người bbắt giữ, khởi tố là trách nhiệm của người tham giam tố tụng trong đóđiều tra viên.

2/ Việc có mặt của luật sư, người bào chữa là cơ sở quan trọng giúp điều tra viên và cơ quan điều tra không làm oan sai đối vi người vô tội, kịp thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót, các sai phạm trong hoạt động điều tra. Cần tạo điều kiện cho điềutra viên quen dần với sự có mặt của người bào cha trong hoạt động điều tra, theo quy định của pháp luật, đây là xu thế tất yếu của cải cách tư pháp.

3/ Trong trường hợp thân nhân của người btạm giữ, tạm giam có đơn yêu cầu luật sư, người bào chữa thì các đơn vcó liên quan như trại tạm giam, cơ quan điều tra cần hướng dẫn luật sư, người bào chữa gửi đơn của họ kèm theo các giấy tờ liên quan đến việc xin cấp giấy chứng nhận bào chữa đến cơ quan thụ lý vụ án. Điều tra viên thụ lý án có trách nhiệm tiến hành ngay việc lấy ý kiến của người btạm giữ, tạm giam về việc đồng ý hoặc từ chối mời luật sư, người bào chữa để xem xét.

Trong trường hợp người đang bgiam giữ đồng ý yêu cầu người bào chữa như đơn của thân nhân của họ thì cơ quan điều tra phải khẩn trương xem xét để cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư, người bào chữa đểhọ tiến hành bào chữa cho người btạm giam, tạm giữ theo đúng thời hạn luật định (24h đốivới người btạm giữ, 03 ngày đối vi người btạm giam).

4/ Cần chỉ đạo tạo điều kiện và thời gian đểngườibào chữa thực hiện nhiệm v, tránh các việc làm như: viện cớ bcan đang ốm, điều tra viên đang bận việc khác, thông báo quá gp thời gian tiến hành hỏi cung... Thực tế cho thấy, càng né tránh luật sư, người bào chữa ở giai đoạnđiềutra thì càng bất lợi ở giai đoạntruy tố, xét xử.

5/ Đối với trườnghợp bắt buộc phải có người bào chữa (Khoản 2 Điều57 BLTTHS) thì cơ quan điều tra phải chủ động thực hiện, đây là vấn đềbắt buộc. Nếu không thực hin, các biên bản hỏi cung sẽ không có giá trpháp luật...

 

Quyền được bào chữa bao gồm quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Hai quyền này song song tồn tại nhưng không loại trừ lẫn nhau. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, có nhiều người do hạn chế về kiến thức pháp luật, kỹ năng bào chữa và có thể đang bị giam giữ nên họ không thể thực hiện được việc bào chữa có hiệu quả. Họ cần có người khác có khả năng, nghiệp vụ để bào chữa cho mình do đó pháp luật quy định họ có quyền nhờ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình. Những người này sẽ tham gia tố tụng hình sự để nhằm bác bỏ toàn bộ hoặc một phần sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ.

 

Mặc dù pháp luật tố tụng hình sự đã quy định về quyền bào chữa và cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng thực tiễn áp dụng gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc. Với phạm vi đối tượng là người bào chữa khác nhau nên chất lượng hoạt động, tính chuyên nghiệp cũng như khả năng thực tế để họ thực hiện việc bào chữa chưa cao. Ngoài ra, các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình thụ lý vụ án cũng gây khó khăn cho việc bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng như người họ nhờ bào chữa cho mình. Ví dụ ông Lê Công Định sau khi bị bắt và khởi tố về tội  “Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” không yêu cầu có người bào chữa mà tự mình thực hiện quyền bào chữa vì ông Định vốn là một luật sư, hiểu rõ pháp luật cũng như các thủ tục, giai đoạn tố tụng. Tuy nhiên, đối với trường hợp của ông Nguyễn Đức Giao - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản tư pháp, bị cáo trong vụ án PMU112 lại khác. Ông Giao mặc dù hiểu biết về pháp luật nhưng trước khi bị bắt đã dặn vợ tìm luật sư bảo vệ cho mình. Tuy nhiên, khi luật sư tới làm thủ tục tại Cơ quan điều tra thì nhận được thông báo bị can từ chối, không mời luật sư. Luật sư yêu cầu được gặp mặt trực tiếp thân chủ nhưng không được phê duyệt. Có những trường hợp người bào chữa nhận được thông báo của cơ quan tiến hành tố tụng về việc người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ chối người bào chữa nhưng không được cung cấp văn bản từ chối người bào chữa của họ hoặc được cung cấp văn bản này nhưng không được gặp mặt họ trực tiếp để xác định đây là ý chí chủ quan của họ hay bị tác động bởi những người tiến hành tố tụng. Trong vụ án Vinashin, các bị can bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” được thân nhân mời luật sư bào chữa nhưng các luật sư mới gửi hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa chưa đầy một tháng đã nhận được thông báo từ Cơ quan điều tra là các bị can từ chối luật sư. Trường hợp ông Nguyễn Đức Giao còn có thể chấp nhận được vì ông có hiểu biết về pháp luật và có thể tự bào chữa cho mình nhưng trong trường hợp này, các đương sự hoàn toàn không có kiến thức pháp luật, họ chỉ biết trông cậy vào luật sư, vậy mà không hiểu nguyên nhân gì họ lại làm đơn từ chối luật sư. Nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ hai phía: bị can và điều tra viên. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự phần lớn là những người hiểu biết pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là về các quyền tố tụng của mình. Họ chưa thực sự ý thức được rằng với tư cách là “người đã bị khởi tố về hình sự” (Điều 34 BLTTHS), họ có một quyền quan trọng nhất là được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa để chống lại sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình. Về phía điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán có không ít người chưa thực sự ủng hộ việc người bào chữâ được tham gia tố tụng đặc biệt từ giai đoạn điều tra, vì vậy họ cố tình gây khó khăn cho người bào chữa đặc biệt là luật sư trong quá trình tác nghiệp. Họ cho rằng sự tham gia của người bào chữa vào các giai đoạn tố tụng là không cần thiết. Một số người tiến hành tố tụng thể hiện công khai quan điểm không muốn người bào chữa tham gia tố tụng bằng cách khuyên người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thành khẩn khai báo thì sẽ được nhẹ tội hoặc thậm chí vô tội. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhờ người bào chữa là vô ích, không mang lại bất kì kết quả khả quan nào mà có khi còn tốn thêm tiền bạc. Trên thực tế, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thường là người kém hiểu biết về pháp luật, lại đang trong tâm trạng hoang mang, lo sợ thì việc thuận tình nghe theo người tiến hành tố tụng là tất yếu. Mặc dù BLTTHS năm 2003 quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền nhờ người bào chữa cho mình từ khi có quyết định tạm giữ, quyết định khởi tốbị can, cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng nhiều trường hợp sau khi ra quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can, cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án không giao quyết định này và cũng không giải thích cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo biết rõ quyền và nghĩa vụ của họ. Do vậy, một số người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không biết là mình có quyền nhờ người bào chữa. Rõ ràng, tình trạng này đã gây không ít khó khăn cho chính họ, làm họ không thể thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ quyền bào chữa của mình.

 

Trong thực tế, để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được bào chữa nhờ vào sự tham gia của người bào chữa thì người bào chữa phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa gửi tới các cơ quan tiến hành tố tụng, sau khi được cấp giấy này thì mới có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa. Tuy nhiên, việc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam cho người bào chữa là rất khó khăn. Nhiều cơ quan tiến hành tố tụng đã không chấp nhận đơn mời người bào chữa của thân nhân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và đưa ra những yêu cầu bất hợp lí như bắt buộc phải có đơn mời của chính người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong trại tạm giam trong khi muốn có đơn này thì người bào chữa phải vào trại giam để trực tiếp gặp họ. Thế nhưng, muốn vào trại tạm giam gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải có giấy chứng nhận người bào chữa. Những yêu cầu bất hợp lí này đã dẫn đến không ít trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có người bào chữa tham gia ngay từ giai đoạn điều tra mặc dù những người đó là những người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần và vụ án bắt buộc phải có người bào chữa tham gia ngay từ giai đoạn điều tra. Có không ít trường hợp sau khi thân nhân của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mời người bào chữa và khi người bào chữa tới để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì được cán bộ tiến hành tố tụng cho biết người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có nhu cầu mời nguời bào chữa. Rõ ràng, thông tin này không thể được kiểm tra bởi ngay cả điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán cũng không bao giờ đưa ra được tài liệu nào để chứng minh rằng thực tế người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã từ chối người bào chữa. Trong vụ án Lương Quốc Dũng phạm tội “Hiếp dâm trẻ em”, vợ bị can tới mời luật sư vào sáng thứ bảy và hơn một ngày sau vào sáng thứ hai tuần tiếp theo, luật sư đến làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì đã được điều tra viên cho biết bị can Lương Quốc Dũng đã từ chối mời luật sư. Điều này chỉ có thể giải thích rằng hiện nay cơ quan tiến hành tố tụng rất không muốn sự tham gia của người bào chữa từ giai đoạn điều tra và đây cũng là một khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng của người bào chữa. Hay trường hợp bị can Bùi Thu Hạnh - em gái của Bùi Tiến Dũng trong vụ án PMU 18 - tròn một năm sau khi làm thủ tục đăng ký với cơquan điềutra, luật sưbào chữa cho bị can này mới đượccấp giấy chứng nhận bào chữa. Lý do Cơ quan điều tra đưa ra là vì bị can Hạnh từ chối luật sư, lúc đó mới có yêu cầu mời lại luật sư bào chữa nên mới cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư. Lúc này, vụ án đã xong giai đoạnđiềutra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đểra cáo trạng truy tố. Một vụ án khác mà quyền được bào chữa của bị can bị coi nhẹ là vụ án “Vườn điều” ở Bình Thuận. Ởvụán này, điều tra viên trực tiếp thụ lý không giải thích quyền được bào chữa, được có người bào chữa cho bị can, vì vậy những thiếu sót, những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của điều tra viên đã làm cho gia đìnhbà Nguyễn ThịLâm - bị can trong vụ án - đã phải chịu oan khuất vì họ chỉ là dân thường, không có kiến thức pháp luật thì làm sao biết được quyền và nghĩa vụ của mình. Chín người trong gia đình bà Lâm trong đócó một đứa trẻ mới 14 tuổi, một phụnữ đang bụng mang dạ chửa và một người già đó phải vào tù vì bịcáo buộc tội “Giết người”. Qua hai lần xét xử sơ thẩm và hai lần xét xử phúc thẩm với thời gian kéo dài tới 12 năm, chín bị cáo của ba thế hệ trong một gia đình được Toà án tuyên vô tội. Đây là một vụ án hình sự có thời gian tố tụng kéo dài thuộc loại nhất nhì trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là Cơ quan điều tra Công an tỉnh đã phạm nhiều sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án.

 

Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không được thực hiện tốt còn do nguyên nhân là trình độ chuyên môn cũng như hoạt động tác nghiệp của người bào chữa. Có người bào chữa coi công việc của mình chỉ là việc làm thêm ngoài công việc chính nên không tập trung công sức, trí tuệ vào việc nghiên cứu hồ sơ để đưa ra căn cứ bảo vệ cho thân chủ. Họ tham gia tố tụng cho đúng quy định của pháp luật. Những người bào chữa này chủ yếu là trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân hoặc luật sư mới vào nghề làm án chỉ định hoặc miễn phí cho đương sự là người nghèo để lấy kinh nghiệm hoặc tạo mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như gây dựng tên tuổi. Có người bào chữa tham gia tố tụng chỉ làm nền cho những người tiến hành tố tụng vì trình độ chuyên môn yếu hoặc móc ngoặc chạy án nên không dồn tâm lực cho việc bảo vệ thân chủ.

 Có thể nói trong tố tụng hình sự, quyền được bào chữa đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì nó không những giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, nhanh chóng mà còn bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng như công bằng xã hội. Trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam, để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, việc quy định mở rộng phạm vi chủ thể của quyền được bào chữa của BLTTHS năm 2003 so với BLTTHS năm 1988 cụ thể là quyền được bào chữa không chỉ thuộc về bị can, bị cáo  mà còn thuộc về người bị tạm giữ là một bước tiến lớn trong hoạt động lập pháp, phù hợp với xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể nói những quy định về quyền được bào chữa trong BLTTHS năm 2003 một mặt giúp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng như người bào chữa có điều kiện hiểu sâu nội dung vụ án từ đó xây dựng được phương án bảo vệ hiệu quả, mặt khác nâng cao nhận thức của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án cũng như tinh thần trách nhiệm của người bào chữa đối với công việc đã đảm nhận./.

 

 

Xem tiếp ››

Văn phòng luật sư

» Trình tự giải quyết Ly hôn

» Tư vấn luật đất đai

» Vụ án Hình sự

Công ty luật

» Soạn thảo Hợp Đồng dân sự

» Khởi Kiện Dân Sự - Hôn nhân

Đại diện pháp luật

» Luật sư riêng

» Đại diện ủy quyền

» Soạn thảo hợp đồng, đơn từ