Tranh chấp lao động

 

Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm:
 
- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đối với những nơi không có Hội đồng hòa giải lao động cơ sở .

Hội đồng hòa giải lao động cơ sở được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở làm việc theo nguyên tắc thoả thuận, nhất trí. Số lượng thành viên của Hội đồng do hai bên thỏa thuận.
- Toà án nhân dân.
Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định sau:
Bước 1:
Khi có tranh chấp lao động cá nhân, việc tranh chấp sẽ được đưa ra Hội đồng hòa giải lao động cơ sở để tiến hành hòa giải. Hội đồng hòa giải hướng dẫn các bên tranh chấp dàn xếp, thương lượng để cùng nhau đi đến quyết định cuối cùng.
- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở tiến hành hòa giải chậm nhất bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ.
- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Nếu hai bên chấp nhận phương án hòa giải thì lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hòa giải thành.
- Trong trường hợp hòa giải khụng thành hoặc một bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai theo giấy triệu tập hợp lệ mà không có lý do chính đáng, thì Hội đồng hòa giải lao động cơ sở lập biên bản hòa giải không thành. Bản sao biên bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hòa giải không thành. Mỗi bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp. Hồ sơ gửi Tòa án nhân dân phải kèm theo biên bản hòa giải không thành.
Đối với những doanh nghiệp chưa thành lập Hội đồng hòa giải cơ sở và với những vụ việc tranh chấp liên quan tới hợp đồng học nghề và phí dạy nghề thì được hòa giải viên tiến hành hoà giải theo trình tự như trên.
Hòa giải viên lao động phải tiến hành việc hòa giải chậm nhất bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải.
Bước 2:
Trong trường hợp những tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động hòa giải không thành hoặc Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định thì những vụ việc này được Toà án nhân dân giải quyết.
Tuy nhiên, Tòa án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:
- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đợi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vỡ bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khi xét xử, nếu Tòa án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thỏa ước tập thể, pháp luật lao động; thỏa ước tập thể trái với phỏp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể vụ hiệu từng phần hoặc toàn bộ.

Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể bị tuyên bố vụ hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

Tranh chấp hợp đồng lao động có cần hòa giải ở cơ sở trước khi khởi kiện tại Tòa án hay không?

(CAO) Hỏi: Tôi ký hợp đồng lao động làm việc cho một công ty TNHH tại Quận 3, TP.HCM với thời hạn 2 năm. Tuy nhiên,  khi tôi làm việc được 6 tháng thì công ty cho tôi tạm ngưng công việc với lý do chờ xem xét hành vi vi phạm kỷ luật lao động của tôi và cho đến nay vẫn không có kết quả gì. Quá bức xúc tôi nộp đơn khởi kiện ra Tòa án vì hành vi công ty tạm ngưng công việc của tôi quá lâu nhưng Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì cho rằng sự việc của tôi chưa được hòa giải ở cơ sở. Xin cho hỏi việc Tòa án không nhận đơn khởi kiện của tôi là đúng hay sai?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 166 của Bộ luật Lao động quy định, Toà án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở:

a. Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c. Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d. Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;

đ. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Căn cứ theo quy định này, bạn chưa bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và cũng không bị sa thải thì chưa thể kiện trực tiếp ra Tòa mà phải qua hòa giải cơ sở trước. Vì vậy, việc Tòa án trả lại hồ sơ khởi kiện của bạn là đúng theo quy định của pháp luật.

Văn phòng luật sư

» Trình tự giải quyết Ly hôn

» Tư vấn luật đất đai

» Vụ án Hình sự

Công ty luật

» Soạn thảo Hợp Đồng dân sự

» Khởi Kiện Dân Sự - Hôn nhân

Đại diện pháp luật

» Luật sư riêng

» Đại diện ủy quyền

» Soạn thảo hợp đồng, đơn từ