Hợp Đồng Lao Động

 

Hợp đồng lao động không được trái với quy định của pháp luật

 
Nếu người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trong hợp đồng về việc người sử dụng lao động không phải trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng, thì thỏa thuận này có hợp pháp không? 

Căn cứ Điều 26 Bộ luật lao động năm 1994, đã được sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2006 và 2007 quy định: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.    

Đồng thời Điều 29 Bộ Luật lao động quy định: 1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động; 2. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung; 3. Trong trường hợp phát hiện hợp đồng lao động có nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, thì Thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật". 

Như vậy, các thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động không được trái với quy định của pháp luật.  

Ví dụ: Luật quy định tiền lương không được thấp hơn lương tối thiểu, không được chấm dứt hợp đồng với phụ nữ mang thai .. mà người sử dụng lao động lại thỏa thuận với người lao động lương thấp hơn lương tối thiểu hoặc thỏa thuận nếu người lao động mang thai trong 2 năm đầu sau khi ký hợp đồng lao động sẽ thuộc trường hợp người sử dụng được đơn phương chấm dứt hợp đồng là trái quy định của pháp luật.
 
Trợ cấp thôi việc là quyền lợi của người lao động. Nếu người lao động làm việc trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên và thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng do pháp luật quy định người lao động phải được trợ cấp thôi việc, hai bên không thể thỏa thuận trong hợp đồng lao động về việc người lao động tự nguyện không nhận trợ cấp thôi việc hoặc người sử dụng lao động không phải trả trợ cấp thôi việc. Vì như vậy là hạn chế quyền của người lao động và trái với pháp luật về lao động.

Trong trường hợp, trước khi làm đơn xin chấm dứt hợp đồng hoặc  khi đã có quyết định chấm dứt hợp đồng, người lao động được trợ cấp thôi việc nhưng tự nguyện không nhận trợ cấp thôi việc được coi là sự tự nguyện và được pháp luật công nhận.

 

 

Văn phòng luật sư

» Trình tự giải quyết Ly hôn

» Tư vấn luật đất đai

» Vụ án Hình sự

Công ty luật

» Soạn thảo Hợp Đồng dân sự

» Khởi Kiện Dân Sự - Hôn nhân

Đại diện pháp luật

» Luật sư riêng

» Đại diện ủy quyền

» Soạn thảo hợp đồng, đơn từ