Hỏi: Vừa qua, ở địa phương tôi có một số người đứng ra huy động vốn, trả lãi suất rất cao. Thoạt đầu họ trả lãi đầy đủ nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, họ không trả được cả gốc lẫn lãi cho người cho vay và bỏ trốn. Xin hỏi những người đi vay tiền với lãi suất rất cao rồi bỏ trốn như vậy thì bị xử lý như thế nào? (Trần Thị Ngọc, Phú Xuyên, TP Hà Nội)

Trả lời: Vay tiền là giao dịch dân sự bình thường trong đời sống xã hội nên là giao dịch được pháp luật cho phép, nhưng trong bối cảnh có tác động của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, giao dịch này có thể bị biến tướng, bị bóp méo trở thành hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội thì hành vi "Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự" có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là "tịch thu tang vật, phương tiện" và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Ngoài biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, người có hành vi vay vốn trả lãi suất cao và bỏ trốn khi không trả được nợ thì tùy từng trường hợp cụ thể, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 139 BLHS (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) hoặc Điều 140 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).
Theo quy định tại Điều 139 BLHS thì người có hành vi dùng "thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm" thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng và cao nhất là tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Theo quy định tại Điều 140 BLHS thì người có một trong những hành vi dưới đây nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt cao nhất là tù chung thân và còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này

Văn phòng luật sư

» Trình tự giải quyết Ly hôn

» Tư vấn luật đất đai

» Vụ án Hình sự

Công ty luật

» Soạn thảo Hợp Đồng dân sự

» Khởi Kiện Dân Sự - Hôn nhân

Đại diện pháp luật

» Luật sư riêng

» Đại diện ủy quyền

» Soạn thảo hợp đồng, đơn từ